Trong kỹ thuật cơ khí, dù là thợ lâu năm hay mới vào nghề cũng thường xuyên gặp phải những lỗi cơ bản khi hàn. Xem ngay bài viết này để biết các lỗi mối hàn thường gặp và cách khắc phục nhanh nhất nhé!
Các lỗi mối hàn thường gặp và cách khắc phục
1.Nứt mối hàn
Đây là lỗi thường gặp nhất và cực kỳ nguy hiểm nếu thợ cơ khí không kiểm tra cẩn trọng trước khi đưa sản phẩm vào sử dụng. Nứt mối hàn có thể xuất hiện ở các vị trí như: bề mặt, bên trong hoặc cạnh chỗ tiếp xúc.
Nứt xung quanh khu vực mối hàn
Tình trạng này được phân làm 2 loại:
– Nứt nóng: Xảy ra trong quá trình hàn.
– Nứt nguội: Xảy ra khi kết thúc quá trình hàn, thường có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày.
- Cách khắc phục: Sử dụng vật liệu hàn phù hợp với nhau, nới lỏng lực kẹp khi hàn. Gia nhiệt trước cho vật hàn không bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, giữ nhiệt sau khi kết thúc quá trình hàn nhằm giảm tốc độ nguội từ từ. Hoặc sử dụng liên kết hàn hợp lý.
2. Mối hàn bị rỗ khí
Tình trạng rỗ khí sinh ra có thể trong kim loại lỏng mối hàn không kịp thoát ra ngoài khi kim loại vũng hàn đông đặc làm giảm khả năng chịu lực, độ kín:
– Bên trong hoặc tại bề mặt mối hàn.
– Phần ranh giới giữa các mối hàn.
– Tập trung lại một khu vực hoặc nằm rải rác quanh mối nối.
Hình ảnh mối hàn bị rỗ khí
- Cách khắc phục: Dùng vật liệu hàn có hàm lượng C thấp, làm sạch, sấy khô vật liệu hàn. Giảm tốc độ hàn, giữ chiều dài hồ quang điện ngắn, kéo dài thời gian giữ nhiệt cho mối hàn. Khoảng cách giữa chụp khí và vật hàn phải phù hợp. Với phương pháp tự động, thuốc hàn phải khô ráo và cung cấp đủ lượng trong quá trình hàn.
3. Mối hàn lẫn xỉ
Minh họa mối hàn bị lẫn xỉ
Lẫn xỉ hoặc lẫn một số tạp chất khác trong mối hàn cũng là lỗi các khuyết tật mối hàn thường gặp. Chúng thường tồn tại ở bề mặt, bên trong hoặc giáp ranh vị trí nối. Tình trạng này ảnh hưởng đến độ bền của kim loại khi vận hành.
- Cách khắc phục: Làm sạch vật liệu xỉ trước khi hàn, tăng cường độ dòng điện cho phù hợp. Giảm tốc độ hàn và thay đổi góc độ cho phù hợp.
4. Hàn không khớp
Hàn không khớp (ngấu) là một trong các lỗi khuyết tật mối hàn nghiêm trọng dẫn đến gãy mối nối.
Hình minh họa mối hàn không khớp
- Cách khắc phục: Tăng khe hở, góc vát của vật liệu hàn. Tăng cường độ dòng điện và giảm tốc độ vận hành. Hàn tỉ mỉ và cẩn trọng hơn.
5. Mối hàn lẹm chân, chảy loang
Minh họa hình ảnh mối hàn lẹm chân, chảy loang
Đây là tình trạng mối hàn ở ranh giới giữa kim loại cơ bản & kim loại đắp bị ăn sâu quá mức hoặc loang ra khu vực không cần thiết.
- Cách khắc phục: Điều chỉnh khoảng cách giữa các vật liệu nối. Vận hành từ từ, cẩn trọng, giảm điện cực hàn…
6. Mối hàn bị bắn tóe
Hiện tượng này mối hàn xuất hiện các vảy chồng lên nhau hoặc hạt kim loại li ti nổi lên bề mặt khiến vật liệu hàn mất tính thẩm mỹ.
Lỗi mối hàn bị bắn tóe
Cách khắc phục: Vệ sinh bề mặt mối nối, bố trí khu vực làm việc xa hướng gió. Điều chỉnh tốc độ hàn đều đặn.
7. Mối hàn bị cháy chân
Khuyết tật hàn trên bao gồm các sai lệch về hình dáng mặt ngoài của liên kết hàn:
– Chiều cao phần nhô, chiều rộng mối hàn không đồng đều
– Đường hàn vặn vẹo
– Vẩy hàn không đều
Hàn bị cháy chân
- Cách khắc phục: Kiểm tra, điều chỉnh cường độ dòng điện. Vận hành mỏ hàn với tốc độ đều. Khi chuyển động mỏ hàn, cần đưa đều tay để kim loại phụ có thời gian đắp lên vật liệu hàn.
Tất cả tổng hợp các lỗi mối hàn thường gặp và cách khắc phục trên hy vọng giúp anh em hạn chế lặp lỗi. Từ đó, nâng cao kỹ thuật hàn phục vụ công việc hiệu quả hơn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến cuối bài viết!