Cưa lọng và những ứng dụng nổi bật khi thao tác trên gỗ

  Trong các phân xưởng mộc lớn nhỏ sự xuất hiện của chiếc cưa lọng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết tính năng của chúng. Xem ngay bài viết sau để hiểu chính xác về cưa lọng và những ứng dụng nổi bật của máy nhé!

Máy cưa lọng là gì?

Máy cưa lọng hay còn gọi là máy cưa vanh, máy cưa sọc, máy cưa chỉ… là loại máy cắt bằng chuyển động lên xuống. Máy được sử dụng trong việc cắt nhiều chất liệu khác nhau trong gia đình hoặc các xưởng làm việc.

Máy cưa lọng bàn

Máy cưa lọng có độ linh hoạt vô cùng cao, giúp người dùng có thể dễ dàng xử lý khối gỗ theo nhiều khía cạnh mong muốn, đổi các tư thế cắt như cắt ngang, cắt xéo, cắt dọc, cắt cạnh… 1 cách nhanh chóng.

Máy cưa lọng chỉ

Những ứng dụng nổi bật của cưa lọng khi thao tác trên gỗ

1. Cắt/cưa gỗ

Đối với mỗi chiếc cưa lọng dù là Bosch chính hãng hay Makita… khả năng chính máy có thể làm tốt nhất đó chính là cắt, cưa gỗ. Máy này cho phép người thợ cắt các đường thẳng, đường cong trên gỗ, tuy nhiên không phải loại gỗ nào máy cưa lọng cũng sẽ thao tác được như vậy.

2. Cưa các đường thẳng

Để sử dụng máy cưa lọng cắt đường thẳng điều đầu tiên người thợ cần chọn chế độ đá lưỡi cho máy. Để cấp độ 0 là thích hợp và chuyên dụng nhất để cắt đường thẳng. Thông thường, máy cưa lọng cắt thẳng với độ sâu khoảng 6-8cm tùy vào độ dài của lưỡi cưa.

Cưa lọng cắt đường thẳng trên gỗ

Ưu điểm khi cắt các đường thẳng trên gỗ đó là máy cưa sẽ không kén loại gỗ, tất cả đều có thể thao tác dễ dàng và mang lại hiệu quả cao.

3. Cưa đường cong

Khi muốn dùng máy cưa lọng để cắt đường cong, thợ mộc ưu tiên chọn chế độ đá lưỡi cấp II và III sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Tùy vào độ cong mong muốn để chọn chế độ đá lưỡi. Tuy nhiên, khi máy cưa điện thực hiện đường cưa cong trên gỗ sẽ hạn chế hơn so với đường cưa thẳng.

Độ sâu trên gỗ sẽ bị giảm đi tối đa chỉ rơi vào khoảng 6cm trên gỗ thường.Do chế độ đá lưỡi cao máy hoạt động chậm hơn, đường cưa tuy đẹp mắt hơn nhưng độ sâu sẽ bị giảm.

Cưa lọng cắt đường cong trên gỗ ván

Khi loại gỗ gia công là dòng ván ép, thực hiện cắt đường cong sẽ rất khó khăn và kết quả không có tính thẩm mỹ quá cao. Nguyên nhân do mùn cưa trong gỗ ép nhiều, khi cưa cong sẽ tạo ra nhiều ba via, thậm chí chúng còn làm rít lưỡi cưa nên thao tác sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thông thường, nếu không phải trong trường hợp cần thiết bạn không nên dùng cưa gỗ cầm tay để cưa cong trên gỗ ép, nên sử dụng máy cưa lọng chỉ để bàn, thành phẩm sẽ có tính thẩm mỹ cao.

4. Vanh tròn trên gỗ

Nhiều người dùng hay nhầm giữa thao tác vanh tròn với việc cưa đường cong bằng máy cưa lọng. Thực chất chúng hoàn toàn khác nhau. Vanh tròn chỉ áp dụng khi cắt mặt bàn hoặc cắt những vật dụng có hình tròn (tạo ra thành phẩm luôn). Còn khi thực hiện cưa cong sẽ là những đường uốn lượn.

Muốn dùng máy cưa lọng để vanh gỗ nên chọn dòng máy có công suất mạnh mẽ như các dòng máy cưa tay Bosch hoặc Makita. Bên cạnh đó, chế độ đá lưỡi thích hợp nhất là mức I (tạo đường cong có phạm vi rộng).

Thao tác vanh tròn trên gỗ

Một điều quan trọng khác khi dùng máy cưa lọng để vanh gỗ đó chính là chọn lưỡi cưa. Không chỉ ưu tiên lưỡi cưa chuyên dụng để cưa gỗ, thợ mộc nên chọn loại lưỡi cưa hợp kim cao cấp. Chúng sẽ mang lại những đường cưa nhanh và chính xác, gọn hơn so với lưỡi cưa sắt hoặc thép bán kim.

Tốc độ giật cửa lưỡi cưa càng lớn trong điều kiện không tải (từ 3.000 vòng/phút trở lên) thì khi máy đi vào làm việc thực tế sẽ mang lại những đường cưa có tính thẩm mỹ cao, không bị ba via và giảm bớt được quá trình gia công hoàn thiện thành phẩm.

Lưu ý: Thao tác vanh gỗ tròn không nên thực hiện trên gỗ ép.

Từ những thông tin về cưa lọng và những ứng dụng nổi bật khi thao tác trên gỗ sẽ giúp ích cho thợ mộc khi sử dụng và vận hành đạt hiệu quả nhất.

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Liên Quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here