Đá mài là một công cụ đặc biệt dùng để mài mòn, làm bóng, loại bỏ các vết bẩn mang lại độ thẩm mỹ cao cho sản phẩm. Do vậy sử dụng đá mài đã trở thành một vật dụng không thể thiếu, giữ vai trò quan trọng trong các lĩnh vực gia công cơ khí, sản xuất đồ mỹ nghệ, xây dựng với công dụng mài nhẵn, đánh bóng, định hình cho bề mặt của sản phẩm. Hãy cùng Mẹo hay thợ mộc tìm hiểu kĩ hơn về đá mài qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đá mài là gì?
Đá mài được tạo thành từ các hạt mài và chất kết dính, hạt mài là thành phần chính của đá mài, mỗi hạt mài có nhiệm vụ như một lưỡi cắt. Những hạt mài này làm từ kim cương, cao su, gốm… Hiện nay, ngày càng có thêm nhiều loại hạt mài khác nữa được phân làm hai nhóm là hạt mài tự nhiên và hạt mài nhân tạo, ứng dụng đa dạng trong sản xuất đá mài.
Đá mài được dùng rất nhiều trong lĩnh vực gia công cơ khí, sản xuất đồ mỹ nghê, xây dựng với công dụng mài nhẵn, đánh bóng, định hình cho bề mặt của sản phẩm.
2. Phân loại đá mài
- Phân loại theo vật liệu
– Đá mài thép: thường được làm từ các hạt mài corindon với sức công phá lớn. Đá mài thép dùng để mài thô, mài các bề mặt kim loại như gang, sắt, thép, inox…
– Đá mài bê tông: có kích thước đa dạng thích hợp để làm phẳng bề mặt bê tông và các bề mặt kim loại như thép, sắt, inox…
- Phân loại theo kiểu mài
– Đá mài bóng: được dùng để làm bóng nhiều loại bề mặt như sắt, thép, inox, gỗ, kính, hay bê tông, mang lại độ thẩm mỹ cao cho sản phẩm.
– Đá mài mịn: loại đá mài này có bề mặt mịn, dùng trong việc loại bỏ các vết bẩn, vết sơn cũ lâu ngày, chuẩn bị cho bước sơn, phủ vecni mới lên sản phẩm.
- Phân loại theo đường kính mài
– Đá mài 100mm: dùng cho các máy có đường kính cỡ 100mm, dùng để mài mò, tạo nhám, làm mịn bề mặt.
– Đá mài 150mm: dùng hạt mài A30R, tạo độ mài mòn cao, giúp đánh bóng, làm sạch các vết bẩn trên bề mặt rất hiệu quả.
– Đá mài 200mm: dùng để mài sắt thô.
3. Một số đá mài phổ biến trên thị trường
Đá mài Hải Dương
Đá mài Makita
Đá mài hợp kim dạng đĩa
Đá mài Bosch
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến cuối bài viết!