Quy trình chà nhám gỗ chuẩn nhất trong sản xuất nội thất

Để cho ra 1 sản phẩm gỗ vừa mắt khách hàng đòi hỏi rất nhiều công sức đến từ người thợ mộc. Quy trình chà nhám gỗ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo độ nhẵn mịn, tính thẩm mỹ cho bề mặt sản phẩm. Theo dõi bài viết sau để biết cách làm cụ thể nhé!

Quy trình chà nhám gỗ là gì?

Quy trình chà nhám gỗ là khâu quyết định trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm đồ gỗ nội thất. Muốn bề mặt sản phẩm được phẳng mịn, không bị gồ ghề, các góc cạnh giảm bén thì phôi gỗ khi đưa vào chế biến và sản xuất phải được trải qua chà nhám cẩn thận và kĩ lưỡng.

Chà nhám giúp tăng độ bóng mịn cho bề mặt gỗ

Công việc chà nhám gỗ rất quan trọng đối với thợ làm mộc bởi nó ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ và giá thành sản phẩm. Do đó, các xưởng làm mộc quy mô lớn thường lựa chọn máy chà nhám công suất lớn giúp thao tác dễ dàng hơn.

Những dụng cụ chà nhám gỗ phổ biến tại xưởng mộc hiện nay là: giấy chà nhám, máy chà nhám vuông, máy chà nhám tròn, máy chà nhám thùng,…. Tùy từng tính chất công việc, người thợ có thể lựa chọn bất kì dụng cụ làm gỗ nào hỗ trợ cho phù hợp.

Quy trình chà nhám gỗ từ A đến Z cho thợ mộc chuyên sản xuất đồ nội thất

Chà nhám trong quá trình làm đồ gỗ nội thất thường được trải qua 3 giai đoạn. Tất cả các bước đều được làm thủ công và cần được kiểm tra kĩ càng mới được chuyển sang bước tiếp theo.

Chà nhám thùng

Thao tác chà nhám thùng trên bề mặt gỗ

Đây là công đoạn đối với gỗ sau khi được ghép và chuẩn bị đưa vào công đoạn cắt. Công đoạn này yêu cầu bề mặt gỗ phải hoàn toàn sạch keo ghép gỗ và bề mặt gỗ phải bằng phẳng.

Chà nhám tinh để sơn

Khi lắp ráp hoàn thiện bán sản phẩm và chuẩn bị bắt đầu vào công đoạn sơn lót thì phải chà nhám tinh. Khâu này yêu cầu bề mặt và góc cạnh đều phải chà nhám sạch sẽ, đạt độ nhám từ 240# đến 400#.

Thao tác chà nhám tinh để sơn trên bề mặt gỗ

Khi sờ bàn tay lên sản phẩm phải có cảm giác láng mịn, không được cấn móp, tức téc…. Các góc cạnh phải được chà sao cho giảm bén, đảm bảo độ an toàn cao khi sử dụng.

Chà nhám sau sơn lót

Bước cuối cùng của quy trình chà nhám gỗ là chà nhám sau sơn lót. Thao tác này sẽ lấp đầy các tôm gỗ giúp cho bề mặt láng mịn và phẳng phiu để sơn màu và sơn phủ. Công đoạn chà nhám sau sơn lót nên dùng giấy giáp 320-600.

Thao tác chà nhám sau sơn lót trên bề mặt gỗ

Chỉ với 3 thao tác đơn giản nêu trên sẽ cho ra đời những sản phẩm gỗ nội thất đẹp hút hồn khách mua hàng. Tham khảo ngay để áp dụng nhé!

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Liên Quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here